NHK WORLD > Cùng nhau học tiếng Nhật > Học bằng tiếng Việt > Thưa cô, em hỏi! > Khác biệt giữa TARA và TO (Bài 30)

Thưa cô, em hỏi!

Khác biệt giữa TARA và TO (Bài 30)

Cả TARA và TO đều để chỉ điều kiện. Khi một việc gì đó sẽ xảy ra dưới một điều kiện nhất định, thì dùng TARA hoặc TO để thể hiện điều kiện.

Nhưng so với TARA, cách dùng TO giới hạn hơn. TO được dùng khi muốn nói là dưới một điều kiện nhất định, một việc gì đó luôn xảy ra như một quy luật, thói quen hoặc một kết quả đã được biết trước. Lấy ví dụ với câu: “nếu bật công tắc thì đèn sẽ sáng”. Ở câu này, dùng TO để nối phần chỉ điều kiện là “bật công tắc”, OSHIMASU, và phần chỉ kết quả, “đèn sẽ sáng”, TSUKIMASU. Như vậy, sẽ nói là OSU TO TSUKIMASU. Trong trường hợp này cũng có thể sử dụng TARA, và nói OSHITARA TSUKIMASU. Tuy nhiên, không thể dùng TO nếu sau phần chỉ điều kiện chúng ta muốn bày tỏ ý định của mình. Còn TARA được dùng nếu sau phần điều kiện, chúng ta rủ ai đó cùng làm gì hoặc bày tỏ lời đề nghị hoặc hy vọng. Vì vậy, phải sử dụng TARA trong câu AME GA FUTTARA, KAERI MASHÔ, “Nếu trời mưa, thì chúng ta hãy về thôi”.
TARA có thể sử dụng trong phạm vi rộng hơn TO. Vì thế gặp trường hợp bạn không biết chắc dùng từ nào thích hợp hơn, thì tốt nhất là dùng TARA.
*Bạn sẽ rời trang web của NHK