NHK WORLD > Cùng nhau học tiếng Nhật > Học bằng tiếng Việt > Thưa cô, em hỏi! > IMASU và ARIMASU (Bài 10)

Thưa cô, em hỏi!

IMASU và ARIMASU (Bài 10)

Trong bài 7, chị Anna ngạc nhiên khi nhìn thấy có rất nhiều bánh trong hiệu bánh, nên nói KÊKI GA IPPAI ARIMASU (Có nhiều bánh nhỉ). Nếu chủ ngữ là một vật vô tri vô giác, thì dùng ARIMASU, như trường hợp trên. Việc xác định một vật là vô tri vô giác hay không không chỉ ở việc nó có sự sống hay không mà còn là nó có thể tự di chuyển được không.

Ví dụ: cây cối là vật có sự sống nhưng chúng không di chuyển được nên dùng ARIMASU. Cá bán ở cửa hàng cũng không thể di chuyển đi đâu được nên cũng dùng ARIMASU. Nhưng nếu cá đang bơi trong bể nước thì lại dùng IMASU.

Xe buýt, ô tô không thể tự di chuyển được. Nhưng nếu có tài xế lái thì dùng IMASU. Tóm tắt lại như sau: động từ để chỉ sự hiện hữu của người và động vật là IMASU, nghĩa là “có" hoặc "có mặt”. Thể phủ định của nó là IMASEN, “không có" hoặc "không có mặt”.

Để chỉ sự tồn tại, hiện hữu của những vật vô tri vô giác, dùng ARIMASU, cũng có nghĩa là “có" hoặc "có mặt”. Thể phủ định của nó là ARIMASEN, “không có" hoặc "không có mặt”.
*Bạn sẽ rời trang web của NHK